Posted on: 10:10 AM, 17/10/2006
Việc đầu tiên cho một chuyến đi du lịch balô (backpacker) là ra khu Phạm Ngũ Lão, mua một cuốn Lonely Planet về Cambodia, cẩm nang không thể nào thiếu của các “tây balo”, mọi điều hướng dẫn cho chuyến đi đều được giới thiệu trong cuốn sách này.
Chương A1-K10, và Đức B2-K10

Ngày đầu tiên:
Thứ 5 – 9h sáng, chuyến đi xuất phát tại Sinh café với 4 hành khách. Trạm dừng chân đầu tiên là cửa khẩu biên giới Mộc Bài, tại đây chúng tôi được sang xe sang hãng du lịch Capitol của Campuchia.

Điểm phiền phức đầu tiên chính là các nhân viên hải quan CPC, do Sinh café không có người hướng dẫn làm thủ tục nên chúng tôi phải tự làm lấy (may mà còn có 1 anh hành khách cùng đi hướng dẫn), tới mỗi khâu (xin visa 20$, đóng mộc, ghi tờ khai v.v… ) nhân viên ở đây đều kiếm cớ để vòi tiền 
Rút kinh nghiệm:
-> khi xin visa, bạn phải nộp 1 hình 4×6 : nên chuẩn bị đem theo vài tấm hình thẻ, ngoài việc xin visa, khi đến Angkor, nếu bạn mua vé xem 2 ngày trở lên cũng cần nộp một tấm hình. Do không đem hình nên chúng tôi bị vòi thêm 5$ mỗi người (trong khi sách nói chỉ 1$), trả giá một lúc thì còn 8$ 2 người (hơi bị hớ!
).
->các bạn cũng nên chuẩn bị sẵn nhiều tiền lẻ (VN hoặc $) để xì cho các nhân viên này. Visa: không có hình: 5$ (trả xuống 1, 2$ là vừa), đóng mộc: 30 ngàn, kiểm dịch: 10 ngàn, ghi tờ khai: 10 ngàn
Sau khi ăn trưa tại biên giới (nhân viên Capitol hướng dẫn), chuyến đi tiếp tục, khung cảnh nông thôn CPC không khác VN là mấy ngoại trừ các biển quảng cáo cho các Đảng CPP, Funcinpec, Sam Rainsy..


QUOTE |
Vài nét về lịch sử CPC hiện đại trích trong cuốn Lonely Planet đọc được trên đường đi:
Sau khi chính thể của quốc vương Sihanouk càng ngày càng tỏ ra thiên tả (ngả về phía XHCN), thủ tướng Lon Nol tiến hành đảo chính lật đổ quốc vương và lập nên chính thể mới thiên hữu vào năm 1970, phong trào Khmer Đỏ khi đó lập tức được Sihanouk ủng hộ với mục đích lật đổ Lon Nol lấy lại ngai vàng. Vốn được hình thành từ phong trào Cộng Sản, được Trung Quốc, Liên Xô, Bắc Việt nam … ủng hộ, Khmer Đỏ càng trở nên lớn mạnh.
Đến ngày 17/4/1975, cùng với sự sụp đổ của chính quyền Sài gòn, Khmer Đỏ cũng đánh đổ chế độ Lol Nol lập chính quyền mới, bản chất tàn bạo của Khmer Đỏ được bộc lộ, một ngày sau, Pol Pot hành quyết tất cả những thành phần thuộc chế độ cũ, tiếp theo, những thành viên Khmer Đỏ được Hà nội đào tạo cũng bị thanh trừng. Chính sách diệt chủng của Pol Pot bắt đầu. Đến năm 1979, sau khi bị tấn công quấy rối tại biên giới, VN tấn công Khmer Đỏ, để giải nguy cho đàn em, Trung Quốc tấn công VN tại biên giới phía Bắc, cuộc chiến ngắn ngủi kết thúc, TQ rút lui. VN đánh thẳng sang Phnom Phenh, giải phóng CPC khỏi chế độ diệt chúng. Pol Pot rút quân vào vùng biên giới với Thái Lan bám trụ phòng thủ. Chính quyền cộng sản (từ những thành phần trong Khmer Đỏ lánh nạn Pol Pot, có cả Hun Sen) được Hà nội thành lập.
Điều buồn cười cay độc (cruel joke) ở đây là: Chế độ diệt chủng Khmer Đỏ lúc này vẫn được thế giới ủng hộ, Trung Quốc thì vẫn luôn là anh cả bao che; Thái Lan thì ép Liên hiệp quốc cứu trợ dọc biên giới TL, thực chất vào tay Khmer đỏ, ủng hộ Pol Pot nhằm tạo nên tiền đồn chống Cộng sản VN lấn sang Thái Lan; Mỹ quay ra ủng hộ Khmer Đỏ nhằm chống lại VN… ghế đại diện của CPC tại Liên hợp quốc vẫn do Pol pot nắm giữ đến giữa những năm 80’s mới chấm dứt. Chiếm đóng CPC trên 10 năm, quân đội VN cũng không diệt được Pol Pot và nhóm đầu não, chỉ có thời gian làm Pol Pot và đàn em già dần và chết đi. <!–emo&<_ |
Đến Phnom Phenh vào khoảng 3h chiều, chúng tôi được nhân viên Capitol phát tờ rơi giới thiệu các phòng trọ gần đó, sau khi vào xem 1, 2 nhà nghỉ (guest house), chúng tôi quyết định chọn nhà nghỉ Hong Phann gần văn phòng Capitol. Phòng khá sạch và tiện nghi như 1 khách sạn tại VN, giá là 6$ phòng 2 giường/1 ngày.

Sau khi tắm rửa nghỉ ngơi, chúng tôi xuống thuê xe đạp với giá 1$/ ngày để đi dạo Phnom Phenh. Kết thúc buổi tối tại casino rồi về ngủ chuẩn bị cho ngày mai đi Siem Riep thăm đền Angkor.
Chi phí trong ngày: Vé xe Sinh café: 6$, visa 20$, tiền hải quan vòi vĩnh: 7$, an trưa: 1,5$, ăn tối: 2$, xe đạp ½ $, phòng ngủ 3$. Tổng cộng: 40$.
Ngày thứ 2:
Buổi sáng thức dậy chuẩn bị trả phòng và lên xe của Capitol đi đến Siem Riep (đi xe của Capitol là rẻ nhất 4$). Lúc này, kế hoạch đi 4 ngày (trở về VN vào Chủ nhật) bị phá sản vì từ Siem Riep về TPHCM luôn mất 2 ngày (1 ngày đến Phnom Phenh và 1 ngày đến Siem Riep hoac TPHCM): do đến PPhenh thường vào buổi chiều, sau đó không có xe đi tiếp.
Đến Siem Riep vào khoảng 3h chiều, ở đây xe dừng tại bến xe ngoài nội ô Siem Riep. Phải đổi sang xe nhỏ hơn vào trung tâm. Sau khi lựa chọn phòng, chúng tôi quyết định trú tại 1 phòng tại nhà nghỉ Popular GuestHouse (8$ phòng 2 giường có TV, quạt máy).
Tranh thủ thời gian vào buổi chiều sau 5h đến Angkor mua vé cho ngày hôm sau có thể vào xem trước được miễn phí. Chúng tôi thuê một chiếc tuk tuk chạy đến Angkor nhắm hoàng hôn (sunset): lên một ngôi đền trên 1 đồi cao ngắm mặt trời lặn xuống Hồ West Baray.
Trả giá chuyến đi xem sunset 2 vòng đi và về: 3$

Đi ngang qua Angkor Wat thì trời bắt đầu mưa, cầu vồng xuất hiện ngay trên Angkor Wat đẹp tuyệt:

Ngôi đền Phnom Bakheng này nằm trên ngọn đồi cao, rất lý tưởng để nhìn toàn cảnh quần thể Angkor.

Ăn tối xong, đi dạo thành phố Siem Riep, ghé khu phố tây gần chợ Psar Char, nguyên một khu phố toàn các hàng quán dành cho khách du lịch, cảm giác mình trở thành một công dân quốc tế, trở thành người nước ngoài hòa nhập với các khách tây, khách châu á … từ khắp mọi nơi trên thế giới rất thú vị.
Ghé quán Temple café, quán to nhất trong khu này, nơi có biểu diễn múa truyền thống Khmer, nhưng giá cũng chỉ 1,5$ trở lên.

Chi phí trong ngày: ăn sáng+ ăn trưa: 1,5$, ăn tối: 1,5$, vé xe PP-Siem Riep: 4$, xe tuktuk: 1,5$/người, cafe tối: 1,5$, phòng trọ: 4$. Tổng: 14$
Ngày thứ 3:
Ngày trọng tâm của chuyến đi, ngày chúng tôi sẽ trực tiếp chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của một trong những di sản vĩ đại nhất của thế giới. Thức dậy vào khoảng 7h, cả hai nhanh chóng chuẩn bị đi Angkor. Khác với vẻ đông đúc khách du lịch của tối hôm trước, đường phố vắng lặng … chúng tôi ngạc nhiên xen với cảm giác bị bỏ rơi, chắc khách du lịch đều đến Angkor từ sáng sớm rồi hay sao vậy???

Để tham quan khu vực rộng lớn các đền đài của Angkor, có nhiều phương tiện để lựa chọn như: thuê xe đạp (2$/ngày), xe tuktuk (8$/ngày), đi bộ (điệp vụ bất khả…)… quyết định cuối cùng chính là xe ôm (chở ba) 6$/nguyên ngày, anh chàng xe ôm sẽ chở chúng tôi đến các điểm tham quan, đứng chờ ở đó rồi đón đi tiếp, một quyết định chính xác vì rất kinh tế, tiện lợi, nhanh chóng … Nhân tiện việc ăn sáng, ăn trưa, ăn tối cũng nhờ anh chàng lái xe ôm này chở đi luôn … 
Angkor Wat hiện ra với những nét huy hoàng xa xưa, thời mà dân tộc Việt vẫn còn đang giai đoạn Bắc thuộc và chập chững xây dựng nền độc lập (800 -> 1200 AD)

Đường lên nơi ở tối cao của các vị thần

Nét hoành tráng của khối tháp trung tâm

Ta Prohm, nơi thiên nhiên và thời gian thể hiện sức mạnh của mình

Ta Keo, me: on top of the temple, on top of the world !!!!!!!!! 

Một kiến trúc khá lạ mắt tại Preah Khan, nhìn khá giống các ngôi đền lại La mã.

Dĩ nhiên không thể thiếu các khuôn mặt đức Phật nổi tiếng tại Bayon

Baphuon với lối vào bằng cầu rất đẹp.

Một trong những phút tranh thủ tìm hiểu lịch sử của Angkor, của các ngôi đền mà chúng tôi ghé qua:

QUOTE |
Vài nét về lịch sử Angkor
Được thống nhất bởi vị vua Jayavarman II vào những năm đầu 800, vương quốc Khmer với thủ đô là Angkor được hình thành và phát triển thịnh vượng. Mỗi vị vua ghi dấu ấn của mình bằng việc xây dựng những ngôi đền để tôn thờ các thần linh. Theo truyền thống ở đây, việc dùng vật liệu đá và gạch chỉ được dùng để xây dựng các công trình (đền – temple) dành cho các thần linh, Hoàng cung, công sở, nhà dân chỉ được dùng gỗ. Vì vậy, tất cả các kiến trúc còn sót lại cho đến ngày nay đa số là các ngôi đền (không phải là hoàng cung như khi chúng ta nhìn vào kiến trúc của Angkor Wat).
Ngoài vị vua sáng lập ban đầu, có thể kể các vị vua nổi tiếng khác như:
– Indravarman_I (với ngôi đền Preah Ko)
– Yasovarman I (Phnom Bakheng – ngôi đền trên đồi cao nơi ngắm sunset, East Baray – hồ chứa nước nhân tạo dành cho nông nghiệp)
– Jayvarman IV (dời đô từ Angkor đến Koh Ker),
– Rajendravarman II (đền East Mebon),
– Jayvarman V (đền Banteay Srei, Ta Keo)
– Suryavarman I (xây hồ West Baray, một hồ lớn hơn cả East Baray: 8km x 2.2km)
– Suryavarman II (Angkor Wat, ngôi đền vĩ đại nhất, ngôi đền duy nhất hướng về phía tây, phía của thần chết, thêm nhiều lý do khác khiến nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đây vừa là ngôi đền, vừa có thể là khu lăng mộ của một vị vua nào đó)
– Jayvarman VII (Angkor Thom, Ta Prohm, Banteay Kdei, Neak Pean, hồ chứa nước rất đẹp, vuông vắn Srah Srang)
Vào cuối những năm 1200, Angkor suy tàn dưới sự thay đổi của thời tiết và các cuộc chiến tranh với người Chàm, Thai Lan và cả Đại Việt. Kinh đô được dời về Phnom Phenh và Angkor chìm vào quên lãng.
|
Do hôm trước trời mưa nên không chiêm ngưỡng được cảnh mặt trời lặn, chúng tôi kết thúc một ngày khám phá Angkor bằng việc lên lại đỉnh Phnom Bakheng, hàng ngàn khách du lịch nối đuôi nhau leo lên, ngồi thưởng thức cảnh chiều tà trên kinh đô Angkor.

Như vậy, theo sách Lonely Planet hướng dẫn, chúng tôi đã đi đủ một vòng minitour quanh các địa điểm chính, những kiến trúc đặc sắc nhất của Angkor, do đi xe máy tiết kiệm được thời gian nên chúng tôi mở rộng được thêm một vài điểm khác (như đền Preah Khan). Theo các sách chỉ dẫn thì nên đi Angkor ít nhất 2 ngày để thưởng thức thêm các địa điểm xa khác.
Chi phí trong ngày: vé Angkor (mua từ hôm trước) 20$, an sáng + trưa: 3$, nước uống dọc đường 1$ (các bạn nên đem theo vì đi suốt 1 ngày sẽ luôn khát nước), xe ôm 3$ + boa 0,75$ (1,5/2
), an tối 0,75$, cafe tối: 1$ (bia Angkor, tại khu phố Tây chợ Psar Char), phòng trọ: 4$. Tổng: 33,5$ (Việc liệt kê chi tiết này để các bạn tham khảo giá cả nếu muốn làm một chuyến ta balo tương tự
)
Ngày thứ 4:
Tạm biệt Angkor, buổi sáng tranh thủ lấy đồ giặt ủi, ghé chợ mua đồ lưu niệm. Vé xe ghi 9h nhưng đó là giờ xe chạy ở bến ngoài trung tâm Siem Reap, do đó phải có mặt ở bến xe trong nội ô trước 30′, cũng biết như vậy nhưng ra trễ, xe từ trạm Capitol trong nội ô đã chạy. Vậy là 2 thằng phải tức tốc thuê 1 chiếc xe ôm (1$) chạy ra bến xe ở ngoài
Vừa đến là xe vừa chạy luôn 
Về đến Phnom Phenh đi dạo một lát lại chui vào sòng bài, đổi 40$ bắt đầu đánh từ 4h chiều, có lúc thắng lên tới gần 300$, mỗi lần đặt 30$ nhưng sau đó thua dần, đến 11h đêm thì trắng tay
<!–emo&<_
. Lủi thủi kêu xe ôm về khách sạn.

Trước đó 2 ngày cũng ở casino này đánh thắng được 5$, vậy là thua tổng cộng 35$. Cũng không đến nỗi phí lắm cho 35$ nhưng chơi được 2 ngày, giải trí tới mười mấy tiếng đồng hồ. 
Khách sạn to nhất Phnom Phenh và có sòng bài casino chỉ dành cho người nước ngoài ở bên trong, ngay đại sảnh ở tầng trệt.

Đọc đến đây thì mấy bạn bè thân hữu đã hiểu vì sao tui không có quà về cho mấy bạn như mấy lần xuất ngoại trước, đừng trách tui mà trách mấy bạn không phù hộ cho tui đó

(Đính chính một chút là chuongns tui chỉ giải trí khi vô casino này, đánh đang thắng thì sao lại về nhỉ
, còn bình thường ở VN rất hiếm khi chơi bài bạc, cả vé số cũng không
)
Ngày thứ 5:
Xe từ Phnom Phenh về Việt nam đi khá sớm 6:30, về ngang qua cửa khẩu không phải tốn tiền gì. Về đến Sài gòn khoảng 1:30pm, đúng thời gian để vào cty trở lại làm việc vào buổi chiều.
Chi phí trong 2 ngày: Ăn sáng 0,75$ (3000 riel), giặt đồ 1,25$, vé xe Siem Riep – Phnom Phenh 4$, vé xe Phnom Phenh- Sài Gòn 7$, ăn trưa + tối: 2$, tiền phòng: 3$, ăn sáng ngày thứ 5 ở PP: ~ 0.5$. Tổng: 18.5$
Tổng kết: 40$ + 14$ + 33,5$ + 18,5$ = 106$
(còn tiếp, một vài kinh nghiệm thu được để các bạn tham khảo khi đi du lịch bụi Campuchia)
Vài kinh nghiệm khi thăm Angkor:
– Về phương tiện: + nếu đi 1 người, kinh tế nhất là đi xe đạp (1,5$ hoặc 2$/ngày), tuy nhiên bạn nên dành thời gian 2 ngày trở lên để đi thăm được đầy đủ. Xe đạp điện cũng tiện vì tiết kiệm sức.
+ nếu đi 2 người: như đã nói ở trên, xe ôm là tiện nhất 
+ nếu đi 3 người: xe tuk tuk.
– Chụp hình: đa số các đền quay về hướng đông, chỉ có Angkor Wat quay về hướng tây. Bởi vậy, các bạn nên quay lại chụp hình Angkor Wat vào buổi chiều, các nơi khác như Bayon, Ta Keo… nên ghé vào buổi sáng để chụp hình lấy được ánh sáng tốt nhất. Tuy nhiên, theo hướng dẫn trong sách thì đi ngược lại nên vừa rồi hình chụp không được sáng lắm.
– Thời gian tham quan: Tất cả các sách đều nói là đừng bao giờ có ý nghĩ đi thăm Angkor trong 1 ngày, quả đúng như vậy vì thật sự quanh Angkor có đến hàng trăm ngôi đền, di tích khác nhau, nhưng đi nhiều hơn cũng có cái kẹt của nó như tiền vé tốn nhiều hơn
, nhiều đền cũng giống giống nhau. Nhưng sách nói thì mình không dám cãi
, vẫn khuyên các bạn nên đi nhiều ngày hơn (đọc sách còn có nhiều địa điểm rất hay nhưng chưa tới được như Phnom Kulen nơi các ngôi đền được làm dọc theo thác nước, Kbal Spean có ngàn hàng linga v.v…. ). Nói chung đi 1 tuần cho thong thả.
– Có thể kết hợp đi từ Siem Reap qua Bangkok du lịch Thái lan rồi bay về VN luôn, vì vé xe từ Seam Reap đi Bangkok chỉ có 7$.
– Luôn đem theo passport ở bên mình, gặp chổ người ta đòi passport thì mình đưa ra ngay (vd vào casino) .
– Đi về rồi mới biết là vẫn có cách từ Siem Reap về thẳng TPHCM trong vòng 1 ngày (ngoài cách đi máy bay
) đó là các bạn đón xe sớm từ Siem Reap về Phnom Phenh trước 2h30pm, khi đó sẽ có xe của hãng Mai Linh đi từ PP về Saigon vào 9,10h toi. Ngoài ra các bạn có thể đi thử bằng phương tiện khác như cano từ Siem Reap ve PPhenh, hoặc PPhênh về Châu Đốc …