Sáng sớm dậy ăn sáng, chuẩn bị hành trình mới.
Được giới thiệu địa danh Punakaiki rất đẹp, must-see, nên dù nằm ở phía Bắc Greymouth 45km, ngược hướng đi vòng quanh đảo nhưng cũng phải đi.
Phong cảnh đến gần khu này đúng là rất đẹp. Ở đây có một loại cọ khá đặc biệt, tán lá chiếu thẳng lên trên. Có đoạn như trong hình dưới, đầy cây này 2 bên đường, phong cảnh như đi trong 1 resort cao cấp, rất mê hoặc.
Địa điểm quan trọng nhất của Punakaiki là Pancake Rocks và Blowholes
Toàn bộ đá có dạng hình lớp như thế này khá đặc biệt:
Chính vì địa chất này mà nhiều kiến trúc của New Zealand đã lấy ý tưởng, làm nhiều cột, tường theo kiểu đá xếp lớp, rất tiêu biểu và tạo ra bản sắc riêng của đảo quốc này.
Một phần của cảnh blowholes. Khá to nên chắc nước cao hơn thì mới tạo ra cảnh phun nước được.
Khách du lịch tham quan trong mưa
Cảnh bờ biển Punakaiki trong màn mưa.
Hòn đảo này có rặng núi cao Southern Alps chạy từ bắc xuống nam, chia đảo thành 2 địa hình riêng biệt. Bờ biển phía Tây chặn mây từ biển Tasman lại làm vùng này có mưa thường xuyên, tức một trong những nơi ẩm ướt nhất trên trái đất, wettest area in the planet. Còn bờ Đông thì lại rất khô ráo.
Quả đúng vậy, suốt chuyến đi ở bờ Tây, mưa rả rích suốt bờ biển. Phong cảnh cây cối do vậy cũng khá dày và đẹp
Một đặc sản của New Zealand là one lane bridge, cầu 1 làn. Tức nếu đến gần cầu thì phải nhìn sang đầu bên kia, nếu có xe thì phải dừng lại. Chờ họ đi qua rồi mình mới đi.
Đi khắp hòn đảo, cầu 1 làn nhiều vô số kể. Nhưng số lần phải dừng lại chờ thì rất ít. Tức là giao thông khá thưa thớt. Số xe bắt gặp trên đường phải hơn 50% là xe du lịch, dạng caravan hay tương tự. Suy ra nếu chỉ có dân địa phương không thôi thì lưu lượng xe cộ còn ít nữa.
Chạy xuống phía Nam, khoảng nửa đường thì thăm quan cảnh đặc biệt rất ít nơi có là sông băng trên núi, glacier.
Franz Josef Glacier có thể nhìn thấy từ bãi đậu xe.
Đi bộ vào thì sẽ thấy gần hơn. Nếu có thời gian có thể đi lên tận nơi, bước trên băng cũng được.
Tới đây, tại một điểm lookout, có một bảng thông tin thế này. 1 thế kỷ trước, băng lan đến tận chổ chụp hình, nhưng theo thời gian, nó thu lại còn tí ti trên đỉnh kia. Một bằng chứng rất rõ ràng về hiện tượng nóng lên của Trái đất, hay global warming.
Tiếp tục tiến về phía Nam, đến tối thì ghé một camp site sát hồ Paringa lãng đãng trong sương.
Tổng chiều dài đi trong ngày là hơn 350km. Trong Google Map cũng thấy rõ là bờ phía Tây cây cối dày và xanh tươi hơn bờ Đông nhiều.